NĂM LỚP 8, mình được 10 điểm kiểm tra văn một tiết. ????????????

Cô giáo dạy văn đã kể khắp làng khắp xóm: “ÔI, đấy là một bài văn cảm động. Không thể tin nổi con bé ấy có cái nhìn sâu sắc như thế về cuộc sống.”

Đối với ai đó, đây có thể là kỷ niệm đáng tự hào; đối với mình, ĐÂY LÀ MỘT THẢM HOẠ ???????????? Bởi vì kể từ đó, mình không còn dám viết gì nữa.

10 ĐIỂM VĂN KHÔNG PHẢI LÀ CỦA MÌNH.

Mình có trí nhớ khá tốt, đặc biệt là khi đọc. Nếu đọc 5 quyển văn mẫu, mình sẽ chọn lọc 10 ý hay nhất và ghi vào bộ nhớ. Đến lúc làm bài, mình xào chúng lên, biến nó thành của mình. Kiểu như nếu đề bài là: “Mô tả cô giáo của em,” dù không có ký ức đặc biệt nào về cô giáo “tóc dài da trắng mũi dọc dừa, hiền lành như cô tiên, yêu thương như mẹ hiền, vân vân và mây mây” nhưng mình có thể chọn lọc những thứ đã đọc để viết nên một cô giáo HOÀN HẢO, đúng kiểu được điểm 10 🙂 Khả năng này đã giúp mình sống sót qua những năm tháng BÃO TÁP ngồi trên ghế nhà trường.

NHƯNG ĐẾN KHI RA KHỎI TRƯỜNG, không cần nộp bài tập làm văn nữa mà phải viết thứ gì đó thật về trải nghiệm của bản thân, mình KHÔNG BIẾT VIẾT GÌ CẢ.

Mình sợ viết mà không có văn mẫu

Sợ đối diện với chuyện “thật ra mình rất dở viết lách”

Sợ cái bóng ĐIỂM 10 HOÀN HẢO MÔN VĂN khi còn đi học

Và dù không có ai chấm điểm, mình vẫn rất sợ lời phê của người khác.

 

MÌNH MẤT NHIỀU THỜI GIAN ĐỂ

học cách quên văn mẫu,

học cách thành thật với bản thân,

học cách đọc và mài dũa nhưng không copy,

và quan trọng nhất là học cách viết không phải để được điểm 10, mà để hiểu và trình bày chính mình.

HÀNH TRÌNH HỌC VIẾT

Đến giờ, mình vẫn đang học. Và đôi khi thấy mình chập chững như một đứa trẻ.

Để lại một bình luận